Search Menu
Home Latest News Menu
Toàn cầu

Úc trở thành quốc gia đầu tiên hợp thức hoá MDMA và Psilocybin trong y tế

Các bác sĩ tâm thần được ủy quyền sẽ có thể kê đơn MDMA để điều trị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương và psilocybin cho bệnh trầm cảm

  • Written by: ISAAC MUK | PHOTO: ALAN ROCKEFELLER | Translated by: Thảo Nguyễn
  • 16 February 2023
Úc trở thành quốc gia đầu tiên hợp thức hoá MDMA và Psilocybin trong y tế

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp thức hoá MDMA và psilocybin (thành phần hoạt chất trong nấm ma thuật) để điều trị y tế.

Vào ngày 3/2, Cơ quan Quản lý Sản phẩm Trị liệu (TGA) đã thông báo rằng bắt đầu từ ngày 1/7 năm nay, các bác sĩ tâm thần được ủy quyền sẽ có thể kê đơn MDMA để điều trị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương và psilocybin để điều trị trầm cảm, theo tờ Wired đưa tin.

Tin tức này được đưa ra khi các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới đạt được sự đồng thuận ngày càng lớn về những lợi ích tiềm năng của thuốc thần kinh trong việc điều trị một số loại bệnh.

Đọc thêm: Người trẻ ở Berlin được Thượng viện cấp thẻ trị giá 50 Euro để đi club

Vào tháng 12, tờ The Mail đưa tin về việc MDMA có thể sẽ được cung cấp tại các bệnh viện Hoa Kỳ vào năm 2024. Sau nhiều thử nghiệm thành công, các nhà nghiên cứu bắt đầu quá trình xin phép Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Mặt khác, nghiên cứu được công bố vào tháng 11 cho thấy psilocybin có thể cải thiện các triệu chứng cho những người bị trầm cảm lâm sàng nặng trong tối đa 12 tuần.

Mặc dù vậy, tin tức này không được hoan nghênh và trở thành tâm điểm của những ý kiến trái chiều, với một số cảnh báo rằng vẫn chưa có đủ bằng chứng xung quanh cách sử dụng phương pháp điều trị này một cách an toàn và hiệu quả.

Đọc thêm: Báo cáo cho thấy phụ nữ trong ngành âm nhạc không có nhiều đại diện và vẫn gặp phải định kiến

Nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh các quy trình mà bác sĩ tâm thần cần trải qua để trở thành người kê đơn được ủy quyền, cũng như những yêu cầu trong đào tạo. TGA vẫn chưa đưa ra đầy đủ các hướng dẫn và hệ quả trên thực tế.

Bác sĩ tâm thần và nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Psychae thuộc Đại học Melbourne Simon Ruffell chia sẻ với Wired: “Nhiều người đã hỏi tôi về tin tức này, họ có vẻ khá bất ngờ.”

Ông cũng lưu ý rằng, ở nhiều nơi trên thế giới, người ta cần được đào tạo tới 10 năm để có đủ hiểu biết về việc sử dụng các chất gây ảo giác để điều trị. “Sai lầm nghiêm trọng có thể nằm ở việc người ta cho rằng trình độ điều trị tâm thần và tâm lý đồng nghĩa với khả năng sử dụng các chất gây ảo giác mà không cần đào tạo thêm.”

Isaac Muk là Thực tập Digital của Mixmag, theo dõi Isaac trên Twitter

Load the next article
Loading...
Loading...