Lần đầu tiên kể từ năm 1987, Vinyl bán chạy hơn đĩa CD tại thị trường Mỹ
Doanh thu từ record và hạng mục phát nhạc trực tuyến tăng cao hơn
Lần đầu tiên kể từ năm 1987, Vinyl được xác nhận bán chạy hơn đĩa CD ở thị trường Mỹ (năm 2022), theo một báo cáo mới của Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ (RIAA).
Hơn 41 triệu bản ghi vinyl đã được bán, trong khi đó chỉ có 33 triệu đĩa CD được bán ra, với nguồn thu từ đĩa vinyl (1,2 tỷ USD) cao gấp đôi so với CD (483 triệu USD) và chiếm khoảng 71% doanh thu của các nền tảng nhạc vật lý.
Đây là năm thứ 16 liên tiếp doanh thu bán đĩa vinyl tăng và là năm thứ bảy liên tiếp doanh thu âm nhạc thu âm tăng.
Đọc thêm: BeDJ ra mắt phần mềm mới có tên “Homework” mang đến cho người dùng DJ masterclass
Doanh thu từ đĩa nhạc vật lý được thúc đẩy nhờ doanh số bán đĩa nhựa tăng, trong khi đó doanh thu từ đĩa CD giảm 18% so với năm 2021.
Doanh thu phát trực tuyến (được xác định bằng doanh thu từ đăng ký trả phí, dịch vụ hỗ trợ quảng cáo và các định dạng khác) tăng 7%, đạt 13,3 tỷ USD. Dịch vụ nhạc trực tuyến chiếm phần lớn doanh thu âm nhạc của Hoa Kỳ vào năm 2022 (khoảng 84% tổng doanh thu), với số lượng đăng ký trả phí đạt mức cao nhất mọi thời đại lên tới 92 triệu người.
Tổng doanh thu của ngành công nghiệp âm nhạc tăng 6%, ước tính trị giá 15,9 tỷ USD.
Tương tự ở Anh, các số liệu được công bố vào đầu năm nay cho thấy doanh số bán vinyl lần đầu tiên vượt xa doanh số đĩa CD sau 35 năm.
Đọc thêm: Những bức ảnh ghi lại thuở đầu đầy hoài niệm của bối cảnh techno thập niên 90
Bất chấp sự tăng trưởng chung của doanh số bán đĩa vinyl, điều này không thực sự nói lên quá nhiều về thu nhập tăng của các nghệ sĩ phát hành LP. Ví dụ, dữ liệu từ đầu năm nay cho thấy cứ 25 album vinyl được bán vào năm 2022 thì có một album là LP của Taylor Swift.
Nữ ca sĩ đã bán tổng cộng gần 1,7 triệu record, nhiều hơn cả hai nghệ sĩ đứng sau đó là Harry Styles và The Beatles cộng lại.
Nhu cầu về nhựa vinyl tăng lên trong bối cảnh ngành công nghiệp đang phải vật lộn để theo kịp nhu cầu tiêu thụ ước tính trị giá 1 tỷ USD. Ở các nhà máy ép đĩa vinyl, phần lớn công suất phục vụ chủ yếu nhu cầu của các label lớn với các đơn đặt hàng khổng lồ, điều này khiến cho các label độc lập có ít không gian và vì thế giá bán cũng cao hơn.