Menu
Home Latest News Menu
Công nghệ

Mọi điều bạn cần biết về âm thanh không gian

Từng giới hạn trong các rạp chiếu phim và hệ thống âm thanh hiện đại, âm thanh không gian giờ đã chạm đến bạn gần hơn bao giờ hết

  • Written by: Becky Buckle | Translated by: Alex Trần
  • 30 September 2022

Bạn đang muốn bổ sung thêm một sự mới mẻ vào playlist phát hàng ngày của mình? Hay có khi bạn thà tốn tiền đến những rạp chiếu phim hiện đại chỉ để thoả mãn với âm thanh nổi ở đó còn hơn ngồi nhà xem phim truyền hình trực tuyến? Tất cả những điều này đều gắn với âm thanh không gian, một bước tiến trong thế giới âm thanh với những trải nghiệm 3D từng chỉ có thể được thực hiện trên một hệ thống loa khổng lồ.

Còn được gọi là "âm thanh vòm ảo", âm thanh không gian lần đầu tiên được giới thiệu bởi ông lớn công nghệ Apple, nhưng giờ đây nó đã lan rộng phủ khắp ngành công nghiệp âm nhạc và trở thành hiện tượng mới nhất (và sớm trở thành bình thường) trong cách chúng ta nghe… mọi thứ. Thời điểm Apple giới thiệu âm thanh không gian vào tháng 9/2020 đã thiết lập một xu hướng mới, và chỉ trong vòng hai năm, trải nghiệm âm thanh sâu này đã vươn xa đến cả các lễ hội, những set nhạc và thậm chí cả trên TV.

Chúng tôi đã tập hợp những thông tin cần thiết về âm thanh không gian và cách nó tiếp quản lĩnh vực công nghệ trong thời gian trở lại đây.

Đọc thêm: Retail therapy: The future grail of technology in music


Âm thanh không gian là gì?

Đối với những ai chưa trải qua khoảnh khắc mất phương hướng khi lần đầu tiếp xúc với âm thanh không gian, bạn sẽ cảm thấy mình như thể đang tham gia một buổi biểu diễn - nhưng nó diễn ra ở chính trong tai mình. Âm thanh như đang tràn ngập căn phòng và khi nghe nhạc, nó cho phép bạn nghe thấy mọi yếu tố của bản ghi âm (như thể bạn đang đứng trong phòng thu âm vậy). Khi người nghe nghiêng đầu về bất kỳ hướng nào, âm thanh sẽ thích ứng với sự thay đổi này bằng cách chuyển hướng với tính năng theo dõi đầu động nhằm tạo cảm giác như thể âm thanh đang bao quanh bạn chứ không chỉ ở bên tai trái và tai phải. Công nghệ âm thanh 360 độ cho phép bạn thưởng thức âm nhạc, podcast, bản mix và nhiều hơn thế nữa ở định dạng mới và siêu thực hơn, nhằm giúp thuật lại và nhấn mạnh từng chi tiết nhỏ của âm thanh.

Vậy, nó hoạt động thế nào?

Điểm gây bất lợi cho âm thanh không gian là nó khiến bạn cảm thấy như thể có nhiều nguồn âm thanh hơn thực tế. Giám đốc điều hành của L-Acoustics, Guillaume LeNost thể hiện cái nhìn sâu sắc của mình về “công nghệ dựa trên đối tượng” như sau: “nếu đối tượng là ca sĩ, bạn cần xác định vị trí trong không gian cho ca sĩ đó từ phía trước, phía sau, hay quay 10 độ sang trái, v.v. ” Sau đó, bạn cần phải “xác định xem có bao nhiêu loa trong không gian của mình”, điều này cho phép hệ thống kết hợp ăn ý mọi thứ lại với nhau. AirPods của Apple sử dụng hệ thống ánh xạ tương tự với loa, tuy nhiên có thêm cảm biến để thích ứng với thời điểm bạn quay đầu. Công nghệ “Head Tracking” nói trên cho phép bạn có thể di chuyển xung quanh “không gian” xung quanh mình.

Đọc thêm: 5 bộ Kit những nhà làm nhạc trên phần cứng cần có

Bạn sẽ không cần chỉ AirPods để trải nghiệm điều này nữa.

Dù âm thanh không gian đã được trải nghiệm thông qua nhiều loại tai nghe hoặc trong lĩnh vực điện ảnh với những gã khổng lồ như Netflix, công nghệ này vẫn đang phát triển. Kể từ khi Apple phát hành iOS 14 vào năm 2020, âm thanh không gian đã trở thành cách trải nghiệm âm nhạc chân thực nhất. AirPods Pro trở thành một bước đột phá trong công nghệ bởi cung cấp khả năng tiếp cận âm thanh không gian cũng như nâng cấp cách người dùng nghe nhạc và tạo cảm giác 3D khi xem video. Tương tự với Apple, Dolby đã tạo ra công nghệ âm thanh vòm Dolby Atmos của riêng mình. Từ việc tự động thích ứng với hệ thống và thiết bị âm thanh, Dolby Atmos có thể chuyển đổi bất kỳ âm thanh nào từ trò chơi điện tử đến chương trình truyền hình thành một trải nghiệm âm thanh không gian. Nhược điểm duy nhất là nếu không có âm thanh không gian của Apple, bạn sẽ không có được trải nghiệm “head tracking”.

Tuy nhiên, LeNost lập luận rằng công nghệ sử dụng trong tai nghe của Apple "vẫn còn hơi non trẻ". Anh giải thích, "các loại tai nghe khác không có tính năng head tracking và có thể lâm phải tình trạng được chăng hay chớ", anh cũng nói thêm rằng dù sao loa cũng là cách tốt hơn để trải nghiệm âm thanh không gian vì "khi nó hoạt động tốt, nó có thể mang đến một trải nghiệm tuyệt vời." Tại lễ hội Coachella năm nay ở California, L-Acoustics đảm nhận hai sân khấu. LeNost chia sẻ về điều này “một là sân khấu điện tử với các nhà sản xuất âm nhạc và DJ sử dụng âm thanh không gian với một hệ thống giống như có tới 60 chiếc loa phóng thanh xung quanh khán giả”. Đây được coi là tương lai của kĩ thuật âm thanh không gian vì khi càng phổ biến, nó sẽ đáp ứng được môi trường lễ hội và các buổi hòa nhạc.

Đọc thêm: The 13 best earplugs to protect your hearing in the rave

Vậy điều gì sẽ xảy đến tiếp theo?

Việc tạo nên những sản phẩm âm nhạc cho trải nghiệm âm thanh không gian sẽ sớm trở nên phổ biến. Vào năm 2021, ngôi sao nhạc pop Olivia Rodrigo đã phát hành album âm thanh không gian đầu tiên "Sour", kéo theo xu hướng được nhiều nghệ sĩ khác tiếp cận từ The Beatles cho đến The Weeknd. Khi được hỏi về khía cạnh sản xuất của âm thanh không gian, LeNost giải thích: “Gần đây, Brian Eno đã đến phòng thu của chúng tôi để thực hiện một tác phẩm với hệ thống âm thanh không gian. Anh muốn biên soạn lại tác phẩm của mình bởi chính công nghệ này thúc đẩy anh muốn làm điều gì đó mới”. Công nghệ này cũng đang thay đổi không chỉ cách sản xuất âm nhạc mà còn cả cách các nghệ sĩ lên kế hoạch cho các buổi hòa nhạc và biểu diễn trực tiếp. LeNost cũng hào hứng chia sẻ rằng khi sản xuất bằng công nghệ không gian “bạn không cần phải suy nghĩ về nhịp điệu”. Anh nói thêm: “Bạn có thể nghĩ khác đi “ồ, tôi không cần phải EQ hoá âm bass, thay vào đó tôi có thể đặt nó ở đó và nâng yếu tố không gian cho giọng hát. ’” Nhưng đây vẫn chưa phải giới hạn của âm thanh không gian. Những set nhạc của DJ cũng có thể bao gồm âm thanh không gian. Nghệ sĩ từng đoạt giải Grammy Latroit đã ra mắt “Dance My Tears Away” hợp tác cùng ca sĩ người Úc Charlz và L-Acoustics. Năm nay, Apple cũng đã tung ra tuỳ chọn cho phép người dùng sử dụng âm thanh không gian, với một bản phối độc quyền của Jeff Mills. Ngoài ra, set nhạc Boiler Room của India Jordan, Ash Lauryn, HAAi, Lady Shaka và nhiều nghệ sĩ khác đều sử dụng âm thanh không gian và hiện có thể được nghe trực tuyến trên Apple Music. Chắc chắn rằng nhiều thể loại khác của nhạc điện tử sẽ tiếp tục áp dụng công nghệ tiên tiến của âm thanh không gian và sớm vượt ra ngoài phạm vi những chiếc tai nghe của chúng ta.

Becky Buckle là Trợ lý Biên tập và Video của Mixmag, theo dõi Becky trên Twitter

Next Page
Loading...
Loading...